Văn hóa Hải_Dương

Một buổi diễn của nhà hát Chèo Hải Dương

Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc.

Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Hai anh em cùng Đậu Tiến sĩ làm Quan đồng Triều thời Lý là Mạc Hiển Tích - Mạc Kiến Quang, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ; Tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ, nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam; Nhà toán học Vũ Hữu, tác giả của "Lập thành toán pháp"... Hải Dương cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng. Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt Nam 486 tiến sĩ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% (22%) đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) được gọi là "lò tiến sĩ xứ Đông" có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sĩ tính theo đơn vị làng xã trong cả nước.Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có trường thi và miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn miếu Mao Điền.

Nghĩa trang Liệt sĩ Hải Dương

Vùng đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3.000 năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về ba danh nhân nổi tiếng. Ðó là Trần Hưng Đạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - người thầy của muôn đời; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những di tích nổi tiếng của Hải Dương.

Hải Dương cũng một trong những cái nôi của nghệ thuật rối nước, hiện nay tại Hải Dương còn 2 phường rối nước là Phường rối nước Thanh Hải-Thanh Hà, và Hồng Phong. Gắn liền với đời sống người nông dân, rối nước đã trở thành niền tự hào không của người dân Hải Dương mà còn là niềm tự hào của con người Việt Nam.

Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào Khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp vào tháng 2 năm 1930.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hải_Dương http://www.math.jussieu.fr/~dinh/ http://web.archive.org/web/20080115225405/http://h... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.baohaiduong.vn/News/2012/1-118-925-4389... http://baotintuc.vn/the-thao/ha-noi-nhat-toan-doan... http://dantri.com.vn/ http://dantri.com.vn/c25/s25-569898/ha-noi-dan-dau... http://dantri.com.vn/sea-games-26/vu-van-huyen-cha... http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?Do... http://congbao.haiduong.gov.vn/